Thứ tư, ngày 30/04/2025
Trang chủ Sơ đồ site Đăng nhập RSS
   Thông tin giới thiệu >> Quá trình hình thành và phát triển
ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI (30/09/2011)
Chỉ với 528,7 ha đất trong tổng số 8.430 ha diện tích đất toàn Thành phố (chiếm 6,27%), Hoàn Kiếm là Quận chật hẹp nhất trong tất cả các quận, huyện Hà Nội. Với qui mô diện tích nhỏ hẹp, cùng với vị trí địa lý của Hoàn Kiếm, đã làm cho mỗi tấc đất của Hoàn Kiếm trở nên có giá trị cao hơn mọi nơi trên địa bàn Thành phố Hà Nội.

1- Đất đai.

Biểu 1: Cơ cấu và biến động đất đai.

Loại đất

1995

2000

Tăng (+) Giảm (-)

 

Diện tích (ha)

%

Diện tích (ha)

%

TTổng diện tích

528, 75

100

528,75

100

0

I. Đất nông nghiệp

15,31

2,89

15,31

2,89

0

II. Đất chuyên dùng

248,59

47,01

255,76

48,37

+7,16

1. Đất xây dựng

99,24

18,76

110,25

20,85

+11,01

2. Đất giao thông

105,23

19,90

103,12

19,50

-2,10

3. Đất thuỷ lợi và mặt nước chuyên dùng

6,38

1,20

6.38

1,20

0

4. Đất di tích lịch sử văn hoá

17,49

3,30

15,68

2,96

-1,81

III. Đất ở đô thị

188,87

35,72

162,80

30,78

-26,06

IV. Đất chưa sử dụng và sông suối

94,33

17,84

113,22

21,4

+18,89

1- Đất chưa sử dụng

0,26

0,05

0,79

0,14

+0,53

2- Sông, hồ

94,07

17,79

112,43

21,26

+18,36

Nguồn: Số liệu tổng kiểm kê đất đai 1/1/2000

 

          Từ biểu trên có thể rút ra một số nhận xét sau:

Hoàn Kiếm có 15,31 ha (2,89%) đất nông nghiệp ở duy nhất phường Phúc Tân. Đây là bãi nổi giữa sông Hồng và có diện tích không cố định. Diện tích này chỉ sử dụng được vào mùa khô. Trên diện tích này, bà con nông dân huyện Gia Lâm đang trồng rau, màu ngắn ngày vào mùa khô hàng năm. Như vậy, diện tích này có thể nói chưa đem lại giá trị sử dụng cao đối với Hoàn Kiếm nói riêng và đối với Thủ đô nói chung. Trong điều kiện đất chật người đông, nếu chuyển sang mục đích sử dụng khác, như đầu tư xây dựng bãi nổi này trở thành điểm vui chơi, giải trí tuy không được sử dụng hết các tháng trong năm nhưng có thể hiệu quả sử dụng của bãi nổi này sẽ tăng gấp bội so với hiện nay.

          Đất ở đô thị có sự biến động lớn. Ngoài nguyên nhân sai sót trong thống kê thì phần lớn là do sự chuyển mục đích từ đất ở sang đất chuyên dùng, đặc biệt có những chuyển dịch lớn từ đất các hộ gia đình sang đất cơ quan như các Đại sứ Quán, nhà riêng Đại sứ, văn phòng giao dịch... Đó là xu hướng chuyển dịch tích cực trong cơ cấu sử dụng đất của Quận.

          Toàn Quận chỉ có 0,799 ha đất chưa sử dụng, trong đó:

          - 0,398 ha đất bãi ven sông thuộc phường Chương Dương

          - 0,4 ha đất hành lang cầu Long Biên thuộc phường Phúc Tân

          - 0,001 ha đất chưa sử dụng thuộc phường Hàng Gai

          Diện tích đất chưa sử dụng ở Hoàn Kiếm hầu như không đáng kể, trong đó có 0,398 ha ở phường Chương Dương nằm trong hành lang thoát lũ, nên khó có khả năng khai thác, còn lại 0,4 ha + 0,001 ha = 0,4001 ha đất ở hai phường Phúc Tân và Hàng Gai là có thể khai thác chuyển thành đất xây dựng. Điều này phản ánh khả năng sử dụng đất tương đối tốt của Quận. Tuy nhiên, đây cũng là khó khăn của Hoàn Kiếm trong việc phát triển thêm các dự án kinh tế - xã hội có nhu cầu sử dụng đất đai.

          Trong điều kiện đất đai chật hẹp, nhưng thực tế trên địa bàn vẫn còn hiện tượng sử dụng đất kém hiệu quả và không đúng mục đích. Năm 2000 trên địa bàn Quận có khoảng 40 cơ quan xí nghiệp làm ăn thua lỗ đã ngừng hoạt động, hiện tại đã cho tư nhân thuê đất, trong đó có những địa điểm có diện tích rất lớn như Nhà máy ô tô Ngô Gia Tự (14.729 m2), Nhà máy Văn phòng phẩm Hồng Hà (6.098 m2) v.v... hoặc thậm chí bỏ không như Công ty mỹ phẩm 33 Đường Thành (400 m2) v.v... Đó là sự lãng phí trong sử dụng quỹ đất hạn hẹp của Quận. Nếu như được tổ chức, bố trí lại thì diện tích đất lãng phí này có thể chuyển sang mục đích sử dụng khác có hiệu quả về kinh tế - xã hội.

Hoàn Kiếm có 21,26 % diện tích tự nhiên là mặt nước sông Hồng. Diện tích này có giá trị lớn về cảnh quan, môi trường nhưng đến nay vẫn chưa được khai thác. Nếu các biện pháp tổng thể của Chính phủ về chỉnh trị sông Hồng được triển khai, khi đó ý tưởng xây dựng Thành phố ven sông được thực hiện, thì diện tích mặt nước sông Hồng mới thực sự được khai thác phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của Hoàn Kiếm và của cả Thủ đô.

          18 phường thuộc quận Hoàn Kiếm có thể chia thành 3 khu vực: phố cổ, phố cũ và phố ngoài đê với diện tích tự nhiên được thống kê trong biểu sau:

Quan Tri Noi Dung